Chủ Nhật, Tháng 4 13, 2025
HomeTin tứcNgười trợ lý thân cận nhất của Quang Linh Vlog - Tiến...

Người trợ lý thân cận nhất của Quang Linh Vlog – Tiến Nguyễn bỗng dưng biến m:ất không thấy đâu giữa lúc người em thân thiết bị b:ắt

Người trợ lý thân cận nhất của Quang Linh Vlog – Tiến Nguyễn bỗng dưng biến m:ất không thấy đâu giữa lúc người em thân thiết bị bắt. 

Vụ Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục: Quyền lực và rủi ro trên không gian mạng

Thời gian gần đây, nhiều người sử dụng mạng xã hội – đặc biệt là các KOLs, Influencers – đang đối diện với nguy cơ bị xử lý hình sự do quảng cáo sai sự thật về sản phẩm, trong đó có thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các hàng hóa ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Công an quyết định khởi tố Quang Linh Vlogs. Ảnh: Bộ Công an

Cụ thể, ngày 4/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét chỗ ở của Quang Linh Vlogs (thành viên hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Chị em rọt), Hằng Du Mục (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tập đoàn Chị em rọt) và 3 người để điều tra tội Sản xuất hàng giả là thực phẩm và Lừa dối khách hàng, theo Điều 193 và 198 Bộ luật Hình sự.

Ba bị can còn lại là Nguyễn Phong (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Asia life); Lê Tuấn Linh (Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty cổ phần tập đoàn Chị em rọt); Lê Thành Công (thành viên HĐQT công ty cổ phần tập đoàn Chị em rọt).

Cùng ngày, Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định cho thôi Ủy viên khóa 10 với Quang Linh Vlogs.

Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty Luật TAT. Ảnh: NVCC

Trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty Luật TAT, hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hành chính theo Điều 8 Luật Quảng cáo. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng hơn như quảng cáo gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng thì trách nhiệm hình sự hoàn toàn có thể được đặt ra.

Cụ thể, hành vi này có thể bị xem xét dưới các tội danh như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, thực phẩm chức năng; hoặc Tội lừa dối khách hàng theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Và điều đáng nói là, người bị xử lý không nhất thiết phải là nhà sản xuất, phân phối sản phẩm, mà có thể là cá nhân trực tiếp quảng cáo kể cả khi họ chỉ “chia sẻ” thông tin theo hợp đồng.

Hình ảnh Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục, Hoa hậu Thuỳ Tiên quảng cáo kẹo rau củ Kera. Ảnh chụp màn hình

Trong kỷ nguyên số, bất cứ ai cũng có thể trở thành người truyền thông. Một bài đăng, một video, một lời kêu gọi dùng thử sản phẩm tưởng chừng vô hại có thể trở thành căn cứ buộc tội trong quá trình điều tra nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

“Nhiều người cho rằng mình ‘không biết’, ‘bị gài’, ‘chỉ chia sẻ theo hợp đồng’. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản trong pháp luật là: không ai được miễn trách nhiệm chỉ vì không biết luật. Việc nhận tiền quảng cáo mà không kiểm chứng thông tin sản phẩm, không xác minh giấy phép, hoặc bỏ qua cảnh báo từ cơ quan chuyên môn có thể bị xem là hành vi thiếu trách nhiệm nghiêm trọng, thậm chí cấu thành lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp”, luật sư Trương Anh Tú nhấn mạnh.

Vụ Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục: Người ảnh hưởng truyền thông càng lớn, trách nhiệm pháp lý càng cao

Theo luật sư Trương Anh Tú, hiện nay, mức xử phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật dao động từ 10 triệu đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, hành vi tái phạm, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có tổ chức có thể bị khởi tố hình sự. Đây là ngưỡng rủi ro mà không ít cá nhân và doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ.

Nhiều người vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng. Ảnh chụp màn hình

Luật sư cho rằng, để phòng ngừa rủi ro pháp lý, cả bên thuê quảng cáo và người nhận quảng cáo cần có hợp đồng rõ ràng, trong đó quy định trách nhiệm kiểm chứng nội dung, nghĩa vụ kiểm tra giấy tờ pháp lý của sản phẩm, cũng như xử lý hậu quả nếu có sai phạm.

Đặc biệt, các KOLs và Influencers với lượng người theo dõi lớn cần ý thức rằng ảnh hưởng truyền thông càng lớn thì trách nhiệm pháp lý càng cao. Trong nhiều vụ việc, chỉ cần một phát ngôn sai lệch cũng đủ để trở thành đầu mối điều tra hình sự nếu sản phẩm được quảng bá là hàng hóa cấm, không rõ nguồn gốc, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài nguy cơ. Việc sử dụng KOLs để quảng bá sản phẩm đang là xu hướng tất yếu trong thương mại hiện đại. Tuy nhiên, nếu thiếu sự kiểm soát nội dung và quy trình pháp lý chặt chẽ, doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm liên đới trong các vụ việc hình sự.

Theo khuyến nghị từ luật sư, doanh nghiệp cần: Rà soát nội dung trước khi phát hành; Kiểm tra kỹ giấy phép, công bố chất lượng, nguồn gốc sản phẩm; Tham vấn luật sư trước các chiến dịch truyền thông có yếu tố thương mại; Tăng cường đào tạo pháp lý nội bộ cho bộ phận marketing và truyền thông.

“Từ vụ việc của một số nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội, có thể thấy rằng mạng xã hội đã trở thành một không gian có độ rủi ro pháp lý cao. Đây không còn là “sân chơi tự do tuyệt đối” mà đang chịu sự giám sát chặt chẽ từ hệ thống pháp luật.

Việc xây dựng một môi trường truyền thông lành mạnh đòi hỏi không chỉ từ phía cơ quan quản lý, mà còn từ chính người sử dụng mạng xã hội. Sự cẩn trọng trong lời nói, sự trung thực trong truyền thông và sự chủ động trong tìm hiểu pháp luật sẽ là rào chắn vững chắc giúp mỗi cá nhân, doanh nghiệp tự bảo vệ mình khỏi những hệ lụy pháp lý không mong muốn”, luật sư Trương Anh Tú nói thêm.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments