Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Lê Hồng Hiển phân tích và cho biết: “Khởi kiện là quyền của Jack. Nhưng có được quyền nuôi con hay không còn phụ thuộc vào bằng chứng, chứng cứ cụ thể và lợi ích tốt nhất của trẻ em, chứ không phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng hay điều kiện kinh tế.”
Nguyên văn Luật sư chia sẻ:
“Một người cha quyết định ra tòa để giành quyền nuôi con. Một người mẹ im lặng giữa làn sóng tranh cãi. Và dư luận chia đôi, không chỉ vì cảm xúc – mà còn vì những câu hỏi pháp lý chưa có lời giải.
Jack đã ra thông cáo báo chí về việc chính thức khởi kiện Thiên An để giành quyền nuôi con. Cùng lúc đó, mạng xã hội lan truyền một bài viết liệt kê 7 điểm bất hợp lý trong thông cáo báo chí này. Ở góc độ pháp lý, tôi chỉ xin phân tích kỹ hơn hai vấn đề quan trọng…
1. Dấu hiệu “đe d*a ngược” người tố cáo:
Tôi cho rằng đây không phải là vấn đề có cơ sở để cáo buộc “đe d*a ngược” người tố cáo. Tuy nhiên, việc sử dụng cụm từ như “sẽ phối hợp cơ quan chức năng để xử lý hành vi vu kh*ng, b*i nh* danh dự” nếu không có bằng chứng rõ ràng – có thể bị hiểu là hình thức gây áp l*c ngược lên người tố cáo… Cần thận trọng khi phát ngôn theo hướng này.
2. Dùng từ ngữ pháp lý thiếu chuẩn xác:
Thông cáo sử dụng nhiều khái niệm như “quyền riêng tư”, “vu kh*ng”, “x*c ph*m danh dự”… nhưng không dẫn chiếu điều luật cụ thể, không viện dẫn chứng cứ rõ ràng để chứng minh hành vi vi phạm. Điều này khiến lập luận thiếu sức nặng, dễ bị đánh giá là cảm tính, thiên về định hướng dư luận hơn là thể hiện góc nhìn pháp lý nghiêm túc và trung lập.
JACK CÓ QUYỀN KIỆN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHÔNG?
Câu trả lời là có.
Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Các điều kiện cụ thể được hướng dẫn rõ tại Khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, trong đó nhấn mạnh đến:
1. Năng lực, điều kiện nuôi dưỡng hiện tại của người đang nuôi;
2. Mức độ gắn bó, sự thân thiết, quan tâm của cha mẹ đối với con; môi trường sống, tâm lý, học tập của con;
3. Lợi ích toàn diện và sự ổn định của trẻ, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống/giáo dục của con;
4. Nguyện vọng chính đáng của con từ đủ 7 tuổi trở lên;
5. Yếu tố mới ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ.
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ ĐẶT RA
Tình huống 1: Jack chứng minh Thiên An không còn đủ điều kiện nuôi con
Ví dụ: Thiên An thất nghiệp, thường xuyên gửi con cho người khác, sống không ổn định, cản trở Jack gặp con… => Nếu chứng minh được các yếu tố này, Jack có khả năng giành được quyền nuôi con.
Tình huống 2: Jack có điều kiện vượt trội và con muốn sống với cha
Ví dụ: Jack có nhà riêng, người chăm trẻ hỗ trợ, điều kiện giáo dục – y tế tốt, con từ 7 tuổi trở lên và có nguyện vọng sống với cha => Tòa sẽ cân nhắc kỹ, nhưng nếu không gây xáo trộn tâm lý cho trẻ, việc thay đổi có thể được chấp nhận.
Tình huống 3: Jack không có chứng cứ rõ ràng, chỉ viện dẫn điều kiện kinh tế. Trong khi Thiên An vẫn chăm con tốt, con ổn định học tập và tâm lý => Tòa án sẽ bác yêu cầu của Jack, vì pháp luật ưu tiên sự ổn định và lợi ích tốt nhất cho con.
Ngược lại, nếu Thiên An chứng minh được:
1. Có chỗ ở ổn định, thu nhập đủ nuôi con;
2. Luôn trực tiếp chăm sóc, không ngăn Jack thăm con;
3. Trẻ đang ổn định, phát triển tốt;
4. Việc thay đổi sẽ gây xáo trộn, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
=> Khả năng giữ quyền nuôi con là rất cao.
Tóm lại: Khởi kiện là quyền của Jack. Nhưng có được quyền nuôi con hay không còn phụ thuộc vào bằng chứng, chứng cứ cụ thể và lợi ích tốt nhất của trẻ em, chứ không phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng hay điều kiện kinh tế.
Cre: Ls Lê Hồng Hiển