Thứ tư, Tháng mười hai 18, 2024
HomeTin tứcBà Phương Hằng: “Tôi đi trong danh dự, chứ ai chẳng muốn...

Bà Phương Hằng: “Tôi đi trong danh dự, chứ ai chẳng muốn ở lại quê hương của mình, nhưng vì sự an nguy của mình nên tôi phải đi”

Hơn 10 ngày sống tại châu Âu, mới đây bà Nguyễn Phương Hằng bất ngờ khóc trên livestream vì nhớ quê hương và người thân. Nữ đại gia Bình Dương không quên dằn mặt 1 số người hại bà trong thời gian qua.

Bà Hằng nghẹn ngào nói: “Tôi đi như thế này như 1 sự giải thoát. Buồn lắm nha quý vị, mỗi khi đêm xuống, nước mắt tôi 2 hàng. Nhớ nhà, nhớ mọi người. Nhưng mà mọi người không thương tôi, ăn hiế.p tôi quá. Tôi đã làm hết những gì có thể, đau khổ một mình tôi. Tôi chịu hết. Tôi rời đi tôi buồn lắm. Thời gian trở lại thì tôi chưa hứa. Không thương nhưng đừng ăn hiế.p tôi, hãy để tôi làm người công dân tốt, đóng góp cho xã hội, giúp đỡ người nghèo.

Bà Phương Hằng bật khóc kể khổ ở châu Âu, có thể sẽ không trở về vì 1 lý do - Hình 1

Tôi có quốc tịch ở đây 10 năm rồi. Để con cái sang đây học có tương lai. Tôi có thể đi 180 quốc gia mà không cần Visa. Ở đây tôi có nhà, có xe, có tài xế riêng. Con trai và con gái tôi sẽ học ở đây và có thể ở đây luôn. Tôi có đầy đủ điều kiện, phương tiện. Tôi đi qua đây có 4 người làm đi theo tôi. Tôi sống hết lòng, thượng tôn pháp luật. Cho dù tôi không có trở về thì trong lòng tôi mãi mãi đất nước vẫn nằm trong trái tim tôi”.

Nói lý do phải sang Síp ở thời 1 thời, bà Hằng bật mí: “Bắt buộc tôi phải ở lại đây vì thứ nhất, tôi kiện Hoàng Duy Hùng. Ông chuẩn bị tinh thần đi, sẽ có 1 cái thông báo gửi đến ông. Để ông chuẩn bị thuê luật sư. Sau đó tới những người khác, tôi sẽ làm từng em một”.

 

Bà Phương Hằng bật khóc kể khổ ở châu Âu, có thể sẽ không trở về vì 1 lý do - Hình 4

Trước đó, việc bà Phương Hằng thông báo đi châu Âu gây không ít tranh cãi. Người tung tin bà đi trốn, có kẻ khịa bà “nổ”, phông bạt.

Nguyễn Sin chế giễu nữ đại gia: “Vậy là sau bao ồn ào, việt kiều đảo Síp cũng đã về nước, hứa hẹn không ngày trở lại, tuyên bố sống ẩn và không lên mạng nhưng vẫn thề sẽ chiến pháp lý đến cùng với mấy người bơi ngược dòng với chị.

Đến hôm nay thì tổng cộng có 4 danh sách mà quý công ty của chị kiều bào này tung lên mạng nhằm tuyên bố sẽ tham gia cuộc chiến pháp lý, tổng số kênh, người liên quan là 358 người.

Bà Phương Hằng bật khóc kể khổ ở châu Âu, có thể sẽ không trở về vì 1 lý do - Hình 5

Trong 358 người này thì có khoảng 1 phần 8 người trước đây là Fan chính nghĩa, cũng từ danh sách được lập bằng file sơ xài này mà fan cuồng của chị miệt mài đi tấ.n côn.g doạ bỏ tù tùm lum người.

Mà khoan nha, ông Tuệ đi Ấn Độ, chị 2 đi Châu Âu, đừng nói hẹn gặp nhau đâu đó bên Tây Trúc giảng hoà nha trời quơ”.

Nguyễn Sin liên tiếp có bài đăng ẩn ý trên trang cá nhân mỗi khi bà Hằng phát ngôn hay có động thái.

“Sau mấy pha tự trúng vào chân mình để khiến dư luận và những người ủng hộ quay quắt 180 độ thì chị 2 ngồi lại để tìm đường gỡ gạc.

Giống như trước đây, cái nào không quản được thì mình cấm, nhưng chị 2 giờ không kham được dư luận thì quay qua doạ ngược, với mong muốn sẽ khác hơn.

Bà Phương Hằng bật khóc kể khổ ở châu Âu, có thể sẽ không trở về vì 1 lý do - Hình 7

Ai theo dõi chuỗi bài của anh 7 sẽ thấy, anh 7 chính là người kêu những người gần chị 2 khuyên ngăn chị ấy đừng đụng vào ông Tuệ, nhưng không, chị 2 say đòn quá, mấy thằng Youtuber chui vào chỗ chị live ngồi vỗ tay với khen chị quá, không kiểm soát được cảm xúc thế là chị ơi, chị đã mang bầu … dởm.

Qua nay không chỉ riêng Facebook anh 7 tăng follow mà tất cả những người chị đưa vào danh sách sẽ dùng pháp lý đều được tăng view, tăng follow.

Tóm lại là mấy thông tin và các video trước giờ người ta nói về chị lại một lần nữa tăng view khủng khiếp hơn, mà khốn đốn ở chỗ, em có thấy đứa nào nó sợ đâu chị 2 ? Nên ai cố vấn pha này thì coi chừng là nó ghét chị ấy, không thương đâu.

Bà Phương Hằng bật khóc kể khổ ở châu Âu, có thể sẽ không trở về vì 1 lý do - Hình 8

Tiề.n đôi lúc không giải quyết được vấn đề ở thời này chị 2 à, khác thời ông Giang, ông Thìn chị nhé.

Nói bậy thì đi tò, nói đúng sao đi tò được chị 2″, một bài đăng khác của Nguyễn Sin.

Bà Phương Hằng bật khóc kể khổ ở châu Âu, có thể sẽ không trở về vì 1 lý do - Hình 9

Việc công dân Việt Nam mang 2 quốc tịch không hiếm. Đã có trường hợp người Việt mang hai quốc tịch vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam, bị xử lý.

Bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, mới đây đã bị khởi tố về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quá trình lập lý lịch tư pháp của bị can, cơ quan điều tra xác định, bà Hằng trước đây mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, đến năm 2010 đổi tên như hiện tại. Ngoài quốc tịch Việt Nam, bà Hằng còn có quốc tịch Cộng hòa Cyprus.

Từ vụ bà Nguyễn Phương Hằng mang 2 quốc tịch: Luật quy định thế nào? - 1
Bà Nguyễn Phương Hằng được xác định mang hai quốc tịch là Việt Nam và Cộng hòa Cyprus (Ảnh chụp từ video một buổi livestream của bà Hằng). 

Một ví dụ khác, trong vụ án Trần Phương Bình và đồng phạm tham nhũng xảy ra tại ngân hàng Đông Á do TAND TPHCM xét xử sơ thẩm, bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) khai còn có các tên gọi khác là Phan Văn Sáu và Trần Đại Vũ; đồng thời có hai quốc tịch gồm: Việt Nam, Antigua và Barbuda.

Như vậy ngoài tư cách là công dân Việt Nam, 2 bị cáo nói trên còn là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhiều bạn đọc Dân trí thắc mắc, vậy cơ quan điều tra sẽ xử lý vi phạm của người Việt mang hai quốc tịch như thế nào? Việc này có ảnh hưởng đến quá trình điều tra và xét xử người phạm tội không? Liệu mang 2 quốc tịch thì có được pháp luật “ưu ái”, “nương tay” hay không?

Theo Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị, đối với người Việt phạm tội có 2 quốc tịch, nguyên tắc xử lý như sau: người phạm tội trước hết vẫn là công dân Việt Nam nên sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để xử lý hành vi phạm tội.

Về nguyên tắc, công dân Việt Nam chỉ được mang một quốc tịch, nhưng theo quy định hiện hành tại Điều 4 về nguyên tắc quốc tịch, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.

Công dân Việt Nam có quyền có 2 quốc tịch trong trường hợp sau: Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi, có quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam (mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài), người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có quốc tịch nước ngoài, nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam…

Người Việt phạm tội mang 2 quốc tịch cũng sẽ bị xử lý nghiêm minh!

Việc người Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam nhưng lại có thêm quốc tịch nước ngoài không phải là trường hợp cá biệt, và cơ chế xử lý đối với những người phạm tội như thế này trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có quy định khá đầy đủ, rõ ràng.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình năm 2015 về Cơ sở của trách nhiệm hình sự: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Từ vụ bà Nguyễn Phương Hằng mang 2 quốc tịch: Luật quy định thế nào? - 2
Quốc tịch nước ngoài không phải là căn cứ xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Vũ đối với những tội danh Vũ bị xét xử. 

Tại khoản 1 điều 3 Bộ luật này quy định về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội như sau: “a, Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”.

Bên cạnh đó, tại điều 5 về Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định như sau: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”

Cụ thể, đối với người Việt phạm tội có 2 quốc tịch thì nguyên tắc xử lý như sau: người phạm tội trước hết vẫn là công dân Việt Nam nên sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để xử lý hành vi phạm tội.

Trong trường hợp nước họ mang quốc tịch thứ 2 mà quốc gia này áp dụng chế độ bảo hộ công dân và nước này có ý kiến can thiệp thì lúc đó sẽ giải quyết theo một trong hai trường hợp: nếu người đó thuộc đối tượng được miễn trừ ngoại giao thì sẽ được giải quyết theo tòa án quốc tế, áp dụng theo con đường miễn trừ ngoại giao; nếu không được miễn trừ thì vẫn được giải quyết bình thường, như một người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam thì do pháp luật Việt Nam xử lý.

“Quốc tịch nước ngoài không ảnh hưởng gì đến quá trình xét xử. Quá trình xét xử, Vũ “nhôm” cũng không thuộc diện được hưởng bảo hộ ngoại giao, bảo hộ lãnh sự cho hành vi vi phạm pháp luật của mình. Quốc tịch nước ngoài cũng không phải là căn cứ xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Vũ đối với những tội danh Vũ bị xét xử.

Đối với bà Phương Hằng, hiện nay giữa Việt Nam và Cộng hòa Cyprus không có điều ước quốc tế, và bà Hằng cũng không thuộc trường hợp được miễn trừ ngoại giao.

Về nguyên tắc, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, người Việt phạm tội mang 2 quốc tịch hay người nước ngoài vi phạm pháp luật Hình sự Việt Nam cũng đều bị xử lý nghiêm minh”, Luật sư Lực khẳng định.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments

error: Content is protected !!